Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

Communication across cultures

Giao tiếp và giao tiếp giao văn hoá là đề tài thu hút sự quan tâm và tranh luận của rất nhiều học giả. Bài báo này nhằm góp phần làm rõ thêm các khái niệm về văn hoá, giao tiếp, giao tiếp nội văn hoá, liên văn hoá và giao văn hoá. Bài viết cũng giới thiệu một số mô típ văn hoá như văn hoá có khoảng cách quyền lực cao so với văn hoá có khoảng cách quyền lực thấp, ngữ cảnh cao so với ngữ cảnh thấp và hướng về cá nhân so với hướng về cộng đồng. Song song với các mô típ văn hoá hóa này là các phong cách giao tiếp gồm phong cách gián tiếp so với trực tiếp, trang trọng so với thân mật và hướng về lịch sự dương tính so với hướng về lịch sự âm tính. Ngoài ra, tác giả cũng nêu lên một số trở ngại trong giao tiếp giao văn hoá và đưa ra một vài ý kiến về phương thức đào tạo và học tập để có thể thành công trong giao tiếp giao văn hoá.

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) (Mục đích, tiến trình thực hiện, các kết quả chính)

Bài báo giới thiệu về PISA, chương trình nghiên cứu so sánh, đánh giá trình độ học sinh quốc tế lớn nhất trên thế giới từ trước đến nay, được bắt đầu từ năm 2000 và tiến hành ba năm một lần. Ngoài việc trình bày mục đích, phương pháp, tiến trình thực hiện, bài báo cũng đã phân tích các kết quả chính của PISA qua các kì và các nguyên nhân cơ bản dẫn đến các kết quả này..

Trợ động từ avoir và être trong tiếng pháp xét dưới góc độ ngữ nghĩa và một số hệ quả sư phạm - The auxiliary verbs “Avoir” and “Etre” in semantic angle in French

In French, a composite verb is normally formed with one of the auxiliary verbs “AVOIR” and “ETRE”. Most of these verbs are with “AVOIR”, an...