Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018

Nhận diện và phân định tiểu loại động từ tình thái tiếng Hàn (có liên hệvới tiếng Việt)

Bài viết bàn về vấn đề nhận diện và phân loại động từ tình thái (ĐTTT) tiếng Hàn – một trong những nội dung nằm trong công trình nghiên cứu dài hơi của chúng tôi về phân loại động từ tiếng Hàn. Đây có thể coi là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về phân loại động từ tiếng Hàn theo quan điểm ngữ pháp chức năng. Trên cơ sở tham kiến các nghiên cứu đi trước, bài viết đã đưa ra cách phân loại ĐTTT tiếng Hàn dựa theo lý thuyết về tình thái của các nhà ngữ pháp chức năng tiêu biểu như Lyons, Palmer, Givón. Đồng thời bài viết cũng chỉ ra những đặc điểm nhận diện, khả năng kết hợp của ĐTTT tiếng Hàn và bước đầu có sự đối chiếu với tiếng Việt.

Nguyên tắc lịch sự của hành vi nịnh trong tiếng Hán (Qua ngữ liệu bộ phim Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam)

Trên cơ sở khảo sát ngữ liệu trong bộ phim truyền hình Trung Quốc Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam, chúng tôi đã tiến hành tổng kết và phân tích các nguyên tắc gồm nguyên tắc về cách xưng hô, nguyên tắc nhã nhặn, nguyên tắc khiêm tốn và tôn trọng người khác thường dùng trong hành vi nịnh thuộc chiến lược giao tiếp tiếng Hán, nhằm giúp người sử dụng tiếng Hán có thêm sự cảm nhận về tính nghệ thuật và tính hiệu quả của việc vận dụng ngôn từ trong giao tiếp.

Nguyên tắc hợp thành trong nghĩa học cú pháp tiếng Việt

Bài này trình bày nguyên tắc hợp thành trong nghĩa học cú pháp. Đây là nguyên tắc do G. Frege đề xuất. Theo nguyên tắc này, nghĩa toàn thể của một câu có thể được miêu tả tùy theo sự phụ thuộc lẫn nhau về chức năng của các nghĩa của các bộ phận đúng ngữ pháp của nó. Có nhiều quy tắc kết hợp các nghĩa cũng như nhiều cấu trúc cú pháp trong tiếng Việt và rõ ràng chúng ta không thể xem xét tất cả chúng ở đây. Để đi đến phán đoán các nghĩa đã được tạo ra thế nào, chúng tôi sẽ xem xét hai loại thí dụ: kết hợp chủ ngữ và vị ngữ trong các câu đơn và việc gắn các nghĩa tính từ vào việc thay đổi các danh từ.

Trợ động từ avoir và être trong tiếng pháp xét dưới góc độ ngữ nghĩa và một số hệ quả sư phạm - The auxiliary verbs “Avoir” and “Etre” in semantic angle in French

In French, a composite verb is normally formed with one of the auxiliary verbs “AVOIR” and “ETRE”. Most of these verbs are with “AVOIR”, an...