Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017
Quan hệ giữa trình độ của giáo viên và kết quả học tập của sinh viên
Giới thiệu mục đích chọn đề tài và mục tiêu của đề tài; trình bày kết quả nghiên cứu các tài liệu về cơ sở lý luận, các đề tài liên quan; Trình bày phương pháp nghiên cứu cũng như kết quả thu được từ các số liệu thống kê, điều tra và các phát hiện từ các cuộc điều tra, từ đó đưa ra một số khuyến nghị
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/22323
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/22323
Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học môn cơ sở văn hoá Việt Nam tại trường Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQG Hà Nội
Hình thành giáo học pháp tin học cho môn Cơ sở văn hoá Việt Nam : kỹ năng soạn bài giảng trong Powerpoint hoăc Vebook Studio ; kỹ năng lấy dữ liệu trên mạng, sắp xếp và xử lý dữ liệu ; cách tổ chức thiết kế một bài giảng ; kỹ năng trình bày..
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19305
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19305
Nghiên cứu phân lập, tuyển chọn và phát triển một số chủng loại vi sinh vật ứng dụng trong quá trình xử lý nước thải
Tổng quan về ứng dụng vi sinh vật trong xử lý nước thải. Chế tạo, lắp ráp các thiết bị xử lý sinh học. Theo dõi, phân tích và đánh giá các kết quả thu được trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Tìm hiểu và phân lập các vi sinh vật từ các quá trình xử lý. Xem xét khả năng ứng dụng và duy trì các giống vi sinh vật. Đã thiết kế chế tạo được pilot xử lý nước sông Tô lịch bằng phương pháp sinh học sử dụng các chủng vi sinh vật lấy chính từ nước sông Tô lịch có công suất 1.5m3/ngày đêm. Đã phân lập được một số chủng vi sinh vật hiện đang được bảo quản. Bước đầu đã phát hiện được vi khuẩn anammox và đang tiếp tục nghiên cứu ứng dụng để xử lý amoni
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23391
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23391
Đặc điểm Diatomeae trong trầm tích Holocen cửa vùng ven biển sông Tiền (Tiền Giang) và ý nghĩa cổ sinh thái
Đề tài đã nghiên cứu Diatomeae trong trầm tích Holocen của 3 lỗ khoan thuộc khu vực cửa sông ven biển Sông Tiền, đó là: phân tích thành phần giống loài, đặc điểm sinh thái, xác định môi trường tạo trầm tích và tiến hoá môi trường trầm tích trên cơ sở phân tích Diatomeae. Đề tài đã đưa ra được bảng danh sách thành phần giống loài Diatomeae gồm 83 loài thuộc 31 giống khác nhau trong đó 37 loài thuộc phụ lớp Diatomeae Trung tâm (Centrophyceae) và 46 loài thuộc phụ lớp Diatomeae Lông chim (Pennatophyceae). Sau đó một số loài điển hình được chụp ảnh và đưa vào báo cáo. Từ kết quả Diatomeae tác giả đã phân tích đặc điểm sinh thái và khôi phục lại điều kiện môi trường thành tạo trầm tích khu vực nghiên cứu.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23515
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23515
Nghiên cứu tối ưu hóa các điều kiện để tách và xác định một số vitamin B bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
Khảo sát độ hấp thụ quang cực đại tương ứng với từng vitamin B1, B2, B3, B6 và B12. Khảo sát điều kiện ảnh hưởng tới quá trình tách và phân tích một số vitamin B (B1, 2, 3, 6, 12): Nghiên cứu tìm và chọn những điều kiện tối ưu các thông số cột tách, pha động (thành phần pha động, chế độ rửa giải, pH, tác động tạo cặp...) để tách và xác định một số vitamin nhóm B bằng phương pháp HPLC. Khảo sát ảnh hưởng của các vitamin nhóm khác (vitamin C) đến kết quả phân tích các vitamin nhóm B. Nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích tách và xác định đồng thời các vitamin B1, 2, 3, 6, 12 bằng phương pháp HPLC: xây dựng đường chuẩn, giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng, độ lặp, đánh giá hiệu suất thu hồi của phương pháp. Nghiên cứu lựa chọn các quy trình xử lý mẫu thích hợp: xử lý mẫu thuốc và sữa bột. Ứng dụng các điều kiện thu được để xác định hàm lượng một số vitamin nhóm B trong mẫu thuốc và sữa bột. Nghiên cứu tối ưu hóa các điều kiện để tách và xác định một số vitamin nhóm B bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) Nghiên cứu lựu chọn phương pháp sắc lỏng hiệu năng cao cột đào pha (RP-HPLC) với detector PDA đặt ở các bước sóng đặc trung của từng vitamin B. Cụ thể λ = 246: 268: 261; 290; 361 nm tương ứng với b1, B2, B3, B6, B12. Quá trình phân tích được tiến hành trên cột Supelco C18, chiều dài cột 250 mm .. Thành phần pha động: Axetonitril/dung dịch đệm photphat được điều chỉnh đến pH = 3 bằng axit H3PO4, với chế độ rửa giải gradient theo thời gian. Sử dụng chất tạo cặp ion muối natri heptansunfonat (SHS). Tốc độ pha động f = 1 ml/phút Xây dựng đường chuẩn đối với từng vitamin B, xác định các giá trị giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ), và khảo sát độ lặp lại đối với từng vitamin B. Khảo sát, đánh giá được độ tin cậy của phương pháp thông qua các đại lượng: độ lặp lại (RSD < 5%), độ thu hồi Đăng 01 bài báo khoa học, hướng dẫn 01 khóa luận tốt nghiệp Đưa ra các quy trình xử lý mẫu sữa bằng dung dịch TCA 4% phù hợp với điều kiện của phòng thí nghiệm, hiệu suất thu hồi đạt 80-90%. Đối với mẫu thuốc, axit axetic 2,4% được chọn là dung môi chiết tốt nhất (hiệu suất thu hồi 89 - 103%) Ứng dụng phương pháp phân tích để xác định đồng thời các vitamin B1, B2, B3, B6, B12 trong dược phẩm (thuốc) và thực phẩm (sữa)
Nghiên cứu xử lý một số dung môi hữu cơ trong nước bằng phương pháp oxi hóa cấp tiến (AOPs) kết hợp siêu âm
Tổng quan về ô nhiễm các dung môi hữu cơ trong nước: mức độ, nguồn gốc, chuyển hóa trong môi trường nước... Tổng quan về các phương pháp xử lý các chất hữu cơ trong nước. Nghiên cứu xử lý một số dung môi hữu cơ trong nước (toluen, phenol) bằng phương pháp oxi hóa cấp tiến kết hợp siêu âm. Các hệ thí nghiệm cũng chỉ ra rằng trong cùng một điều kiện phản ứng ([]H2O2]=170 ppm, f=kHz, tphản ứng = 120 phút) toluen bị phân hủy nhanh hơn so với phenol không có mặt H2O2 là 26,8% đối với phenol sau 120 phút, tuy nhiên khi tiếp tục tăng nồng độ H2O2 lớn hơn 170 ppm lại làm giảm hiệu quả phân hủy toluen, phenol và nồng độ H2O2 xử lý tối ưu là 170 ppm pH tối ưu là pH 2 với hiệu quả phân hủy đạt 40% sau 120 phút thí nghiệm Ảnh hưởng của nồng độ chất oxy hóa H2O2 (khoảng từ 0-700 ppm) lên hiệu quả phân hủy toluen, phenol là khá rõ rệt. Khi nồng độ H2O2 tăng lên 34 lên 170 ppm hiệu quả phân hủy tăng từ 33,8 đến 45,1% so với hệ siêu âm không có mặt H2O2 là 27,6% đối với toluen và tăng từ 31,1 đến 40% so với hệ siêu âm Ảnh hưởng của nồng độ toluen, phenol ban đầu đến sự phân hủy toluen, phenol cho thấy mức độ phân hủy phụ thuộc vào nồng độ ban đầu. Hiệu quả phân hủy giảm khi nồng độ càng tăng. Ở thời gian đầu của phản ứng, nồng độ của toluen và phenol tuân theo phương trình động học giả bậc 1 Ảnh hưởng của pH lên hiệu quả phân hủy toluen (Co-41ppm) cho thấy hiệu quả phân hủy toluen không thay đổi đáng kể theo pH. pH tối ưu cho phân hủy toluen là pH 6 với hiệu suất đạt 45,1% sau 120 phút thí nghiệm, trong khi hiệu quả phân hủy phenol (Co=60ppm) tăng khi pH giảm. pH giảm
Tiếp cận GIS chuyển đổi dữ liệu CAD phục vụ quy hoạch và quản lý đô thị
Tổng quan về dữ liệu CAD, GIS, quy hoạch và quản lý đô thị. Thu thập dữ liệu CAD và dữ liệu liên quan đến quy hoạch và quản lý đô thị. Nghiên cứu thử nghiệm chuyển đổi dữ liệu CAD sang GIS phục vụ quy hoạch và quản lý đô thị Nghiên cứu nhu cầu và khả năng chuyển đổi dữ liệu CAD sang GIS phục vụ quy hoạch và quản lý đô thị ở Việt Nam bằng các phần mềm GIS sẵn có ở Việt Nam. Góp phần đẩy mạnh công tác đào tạo và nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong quy hoạch và quản lý đô thị ở ĐHKHTN, ĐHQGHN CAD và GIS là hai công nghệ máy tính có định hướng khác nhau. Nhu cầu chuyển đổi dữ liệu CAD sang GIS phụ vụ quy hoạch và quản lý đô thị (QH&QLĐT) ở Việt Nam là rất lớn và ngày càng gia tăng. Hiện tại ArcGIS là tiếp cận GIS tốt nhất để chuyển đổi dữ liệu CAD sang GIS phục vụ QH&QLĐT Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học các môn về GIS, và giúp sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp tại ĐHKHTN, ĐHQGHN Góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của cán bộ khoa Địa lý, ĐHKHTN, ĐHQGHN Kết quả nghiên cứu tổng quan, thu thập dữ liệu CAD và thử nghiệm chuyển đổi dữ liệu CAD sang GIS bằng phần mềm GIS sẵn có là những tài liệu quý có thể áp dụng cho các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến quy hoạch và quản lý đô thị ở Việt Nam theo hướng phát triển bền vững
Nghiên cứu lý thuyết và tính toán số kết cấu composite và ứng dụng
Nghiên cứu các vấn đề được hướng vào việc phân tích phi tuyến sự làm việc của các kết cấu, trong đó lưu ý đặc biệt đến các kết cấu có gia cường, có độ không hoàn hảo ban đầu, đồng thời đề xuất cách tiếp cận mới giải quyết vấn đề. Nội dung đã nghiên cứu và kết quả đạt được: Phân tích phi tuyến tĩnh và động tấm và vỏ composite lớp có gia cường bằng phương pháp giải tích. Phân tích tĩnh và động tấm composite lớp có gân gia cường sắp đặt tuỳ ý với tiết diện gân bất kỳ sử dụng lý thuyết chuyển vị bậc cao bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Phân tích phi tuyến tĩnh và động tấm và vỏ composite có cơ tính biến thiên. Định hướng ứng dụng tấm và vỏ composite có gân gia cường vào thực tế.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Trợ động từ avoir và être trong tiếng pháp xét dưới góc độ ngữ nghĩa và một số hệ quả sư phạm - The auxiliary verbs “Avoir” and “Etre” in semantic angle in French
In French, a composite verb is normally formed with one of the auxiliary verbs “AVOIR” and “ETRE”. Most of these verbs are with “AVOIR”, an...
-
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Tấm Cám có thể xem là truyện cổ tích thần kì điển hình nhất với đầy đủ những đặc điểm thi...
-
Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, sinh ngày 31-5-1919 tại xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay là huyện Ðức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh)....
-
Tạo công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ từ lá mía hoặc phế phụ phẩm nông nghiệp bằng chế phẩm vi sinh vật : qua việc phân lập tuyển chọn một ...