Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

How Vietnamese Students Adapt to A New Educational Environment when Studying in Australian Institutes? A Case Study at La Trobe University

The paper looks closely at experiences of Vietnamese students during their studies in Australian universities. The main aim of the study is to examine whether or not Vietnamese students are able to adapt to a new educational environment. The paper adopts the qualitative methodology through the interviews. There were four Vietnamese students studying in the Australian universities are invited to join the three-round interview. The results show that even coming from a traditional educational background, Vietnamese students have adapted quickly to a new educational environment in Australia. Especially, they have showed their abilities of adapting to an independent learning method - a method the European students are very good at. The conclusion of the paper leaves open if these students could promote the abilities they have studied when they come back to Vietnam or not. They could do it if they have adequate support and attention.
http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?lang=vie&sp=1057659&sp=T&sp=1&suite=def

Đề xuất đánh giá, thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học ở Việt Nam qua kinh nghiệm của Queensland và Phần Lan

Hệ thống đánh giá, thi Queensland (Úc) và Phần Lan có đặc điểm: chú trọng đến đánh giá trên lớp và đánh giá nhà trường; đảm bảo đánh giá gắn kết với giảng dạy và học tập; thiết lập quy trình đánh giá nghiêm ngặt, chặt chẽ nhưng linh hoạt để tạo cơ hội cho học sinh chứng tỏ việc đạt yêu cầu chương trình một cách tốt nhất; tổ chức thi tốt nghiệp THPT để chứng minh rằng mọi học sinh đều đáp ứng các tiêu chuẩn như nhau; sử dụng kết quả thi tốt nghiệp như là một tiêu chí quan trọng để tuyển sinh đại học. Dựa vảo định hướng đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nước ta, báo cáo này đã đề xuất: cách thức đánh giá trên lớp và đánh giá nhà trường dựa theo chuẩn đầu ra của chương trình để đảm báo đánh giá được sự tiến bộ của học sinh; tổ chức kì thi và công nhận kết quả tốt nghiệp THPT trên cơ sở kết hợp cả kết quả học tập trong quá trình và kết quả thi; căn cứ vào loại bằng tốt nghiệp THPT (Đạt, Khá, Giỏi, Xuất sắc) và nhiều tiêu chí khác để mỗi trường đại học tuyển sinh phù hợp với hướng phân tầng của mình (nghiên cứu, thực hành hay ứng dụng).
http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?lang=vie&sp=1045831&sp=T&sp=1&suite=def

Dạy học theo góc kiểu khác nội dung kiến thức, khác phong cách học và những kết quả thu được

Bài viết đề xuất những ý kiến cho việc biên soạn SGK Lịch sử sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Xây dựng chuẩn, hệ mục tiêu chung của môn học (theo năng lực cần đạt của học sinh)là thực sự cần thiết và cần được thống nhất trước khi ban hành chương trình, SGK. Cấu trúc nội dung cũng như hình thức của SGK cần được viết theo hướng dạy học khám phá, sáng tạo, phát huy khả năng tự học tích cực của HS. Một số điều kiện triển khai việc thực thi chương trình, SGK mới cũng được đề xuất nhằm đạt được mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay.

http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?lang=vie&sp=1057661&sp=T&sp=1&suite=def

Cơ sở của việc dạy học cho người khiếm thính bằng ngôn ngữ kí hiệu

Do khả năng nghe bị suy giảm nên khả năng giao tiếp bằng lời ở cộng đồng người khiếm thính bị hạn chế rất nhiều. Hiện nay, trên cả nước, có nhiều trung tâm giáo dục người khiếm thính. Những điểm khác biệt trong ngữ pháp của ngôn ngữ kí hiệu và tiếng Việt chứng tỏ ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam là một ngôn ngữ đích thực, độc lập với tiếng Việt. Lựa chọn ngôn ngữ kí hiệu trong dạy học, không những có cơ sở khoa học từ bản chất của ngôn ngữ kí hiệu, mà nó còn thể hiện bản chất khoa học của hoạt động dạy học là lấy người học làm trung tâm. Bài báo này đưa ra dẫn liệu khoa học cho việc lựa chọn ngôn ngữ kí hiệu để dạy cho người khiếm thính..
http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?lang=vie&sp=1046951&sp=T&sp=1&suite=def

Trợ động từ avoir và être trong tiếng pháp xét dưới góc độ ngữ nghĩa và một số hệ quả sư phạm - The auxiliary verbs “Avoir” and “Etre” in semantic angle in French

In French, a composite verb is normally formed with one of the auxiliary verbs “AVOIR” and “ETRE”. Most of these verbs are with “AVOIR”, an...