Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

Diễn ngôn sư phạm trong dạy đọc hiểu tiếng Pháp

Bài viết nghiên cứu những nội dung cơ bản của diễn ngôn sư phạm của giáo viên trong dạy đọc hiểu tiếng Pháp. Trước hết tác giả đề cập mối quan hệ giữa diễn ngôn sư phạm và chức năng của giáo viên, sau đó tìm hiểu hai hoạt động « đọc » và « dạy đọc » để làm nổi bật quan điểm « dạy đọc hiểu là dạy cách đọc ». Các giai đoạn của một bài dạy đọc hiểu cũng được mô tả tương đối chi tiết trên cơ sở ba chức năng của người giáo viên. Cuối cùng, bài viết giới thiệu kết quả khảo sát về quan niệm của giáo viên đối với diễn ngôn sư phạm và những nhận xét rút ra từ phân tích bốn bài dạy đọc hiểu ở khoa NN và VH Pháp. Đó cũng có thể coi là một số đề xuất của tác giả về lĩnh vực giáo học pháp này.

Different views on theme-rheme in english

Bài viết này xem xét các quan điểm khác nhau về khái niệm Đề-Thuyết trong tiếng Anh. Định nghĩa về đề ngữ được dựa trên bốn góc độ: đề ngữ là chủ đề; đề ngữ là cái cho sẵn hoặc cái đã biết; đề ngữ là bậc thấp nhất trong động năng giao tiếp và đề ngữ là khởi đầu của thông điệp. Trong tất cả các ngôn ngữ, câu bao giờ cũng mang tính chất một thông điệp. Câu có hình thức tổ chức để làm cho nó có giá trị thông báo và có nhiều cách để thực hiện việc này. Khi nói hoặc viết, người ta định hướng khai triển của tư duy bằng cách chọn đối tượng này hay đối tượng khác trong sự tình được diễn đạt làm đề tài để nhận định, để nói một điều gì đó về nó. Cái bộ phận của câu được chọn làm đề tài ấy được gán một cương vị đặc biệt và được đưa ra làm đề ngữ. Bộ phận này kết hợp với phần còn lại của câu - thuyết ngữ - làm thành một thông điệp. Theo định nghĩa này, đề ngữ là yếu tố được dùng làm điểm xuất phát của thông điệp, là cái mà câu liên quan đến. Nó là cơ sở, điểm tựa làm bàn đạp cho sự khai triển hành động nhận định của tư duy.

Trợ động từ avoir và être trong tiếng pháp xét dưới góc độ ngữ nghĩa và một số hệ quả sư phạm - The auxiliary verbs “Avoir” and “Etre” in semantic angle in French

In French, a composite verb is normally formed with one of the auxiliary verbs “AVOIR” and “ETRE”. Most of these verbs are with “AVOIR”, an...